RAU MÁ VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG QUÝ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Đăng bởi GEN GREEN vào lúc 16/06/2021

Dù chỉ là một loại rau dại “sau hè nhà”, nhưng rau má lại chứa khá nhiều dưỡng chất thực vật (phytonutrients) rất quý. Rau má được sử dụng khá đa dạng như: chế biến ra nhiều món ăn ngon, thức uống bổ dưỡng và cũng là một thực phẩm chức năng, nguồn dược liệu quý để điều trị nhiều bệnh, từ tiêu nhiệt, giải cảm hay những bệnh ngoài da, cho đến những bệnh thần kinh, tim mạch…

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong rau má có chứa các hợp chất như beta carotene, sterol, saponin, alkaloid, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm, các loại vitamin B1, B2, B3, C, K… Các thành phần này sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực hoặc mùa thu hoạch. Trong 100g chiết xuất từ dược liệu này có chứa 88,2g nước; 3,2g đạm; 1,8g tinh bột; 4,5g cellulose; 3,7mg vitamin C; 0,15mg vitamin B1; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 3,1mg sắt; 1,3mg beta carotene…

Theo Y học cổ truyền: Rau má có vị hơi đắng, ngọt, tính hơi mát. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa sốt; chữa rôm sảy, mẩn ngứa, bệnh về gan, viêm họng, lợi sữa. 

Theo Y học hiện đại: Y học hiện đại sử dụng rau má và Saponin toàn phần trong Rau má để điều trị bỏng độ II và III, vết thương và các tổn thương ngoài da. Nó cùng được dùng để ngăn ngừa sự sừng hóa tạo sẹo lồi. Dịch chiết được dùng ngoài để tăng cường sự lành vết thương. Ngoài ra, Rau má con được sử dụng trong điều trị các vết loét do bệnh phong, eczema, các rối loạn tĩnh mạch. Rau má cũng có tác dụng giảm viêm ứ ở bệnh nhân xơ gan.

Những công dụng đối với da: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt quá trình phân chia tế bào và kích thích sự tổng hợp collagen của mô liên kết, thúc đẩy sự hình thành tế bào da, giúp nhanh liền vết thương và mau lên da non. Nhờ tác dụng lên tuần hoàn da, nên rau má cũng được ứng dụng làm kem bôi mặt để làm bớt những vết nhăn giúp mặt trẻ trung, giảm lão hóa.

Hiên nay, chiết xuất trích từ rau má đã được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mở để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết bỏng, vết thương do chấn thương, do giải phẩu, cấy ghép da, những vết lở loét lâu lành, vết loét do ung thư, bệnh phong, vẩy nến…

  • Công dụng kháng khuẩn: Hoạt chất asiaticoside đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh phong, do có thể làm làm tan lớp màng sáp bọc của trực khuẩn phong, làm cho nó trở nên mỏng manh và dễ bị phá hủy. Nước rau má có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu khuẩn vàng. Ngoài ra, trong một nghiên cứu còn cho thấy, dịch chiết rau má có khả năng ức chế một số vi sinh vật gây bệnh trên da như vi khuẩn P. acnes, S. aureus, S. epidermidis, vi nấm C. Albicans.
  • Kích thích tái tạo tế bào: Rau má có tác dụng kích thích tái tạo tế bào và điều chỉnh quá trình lên sẹo của vết thương do gây bỏng thực nghiệm. Tại vết bỏng, rau má sẽ phát triển tổ chức hạt, lên da non và liền sẹo tốt. Đối với vết thương do loét, viêm mô tế bào, rau má có tác dụng kích thích sự tổng hợp collagen I và fibronectin, góp phần làm lành vết thương.
  • Tác dụng lên hệ thần kinh, mạch máu: Dịch chiết rau má có hoạt tính chống co thắt, hạ sốt, ức chế hệ thần kinh trung ương, an thần và hạ áp. Rau má có tác dụng gây ngủ, giảm đau trung gian qua các thụ thể đáp ứng với thuốc phiện. Cao cồn ethylic có hoạt tính chống stress. Đối với mạch máu, rau má có thể tăng cường sức bền thành mạch.

Rau má được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi trong cuộc sống. Đó là 1 loại thực phẩm và cũng là thảo dược, nên khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có định mức, liều lượng.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav
zalo